Lịch sử hoạt động CAC Sabre

RAAF sử dụng CA-27 từ năm 1956 đến năm 1971.[1] Trong giai đoạn 1958–60, những chiếc CAC Sabre chủ yếu tham gia các nhiệm vụ cường kích, tấn công các mục tiêu của quân du kích cộng sản ở Malaya trong Cuộc khủng hoảng Malaya, chúng thuộc các phi đoàn số 3 và 77 của RAAF. Do cuộc khủng hoảng, nên chúng tiếp tục đóng tại MalaysiaRAAF Butterworth. Từ tháng 8/1964 trở đi, những chiếc Sabre có vài lần chạm trán với những chiếc tiêm kích MiG-21 của Indonesia. Tuy nhiên, máy bay của Indonesia thường quay trở lại trước khi vượt qua ranh giới quốc tế.Năm 1962, 8 chiếc CA-27 được tách ra và sau đó được hợp lại thành Phi đội 79 RAAF, chúng được gửi từ Butterworth tới RAAF UbonUbon, Thái Lan, nhằm hỗ trợ cho các chính phủ Thái và Lào chống lại những người du kích cộng sản. Australia và Thái Lan là đồng minh của Việt Nam Cộng hòaMỹ trong Chiến tranh Việt Nam, phi đội 79 thường thực hiện các phi vụ phòng không cho các máy bay cường kích và ném bom của Không quân Mỹ ở Ubon.[2] Phi đội 79 này chưa bao giờ chạm trán các máy bay của Miền bắc Việt Nam hay lực lượng phòng không mặt đất, chúng được rút đi vào năm 1968.Những chiếc CAC Sabre cũ của RAAF được bán lại cho Không quân Hoàng gia Malaysia (TUDM), và TUDM sử dụng chúng trong giai đoạn 1969-1972. Cùng với mối quan hệ ngoại giao tốt hơn với Indonesia, 23 chiếc CAC Sabre đã được tặng cho Không quân Indonesia (TNI-AU) từ năm 1973 tới 1975; 5 chiếc trong số đó là máy bay cũ của Malaysia.1 chiếc Sabre của RAAF có số A94-983 hiện vẫn giữ được tình trạng tốt, có thể bay được, nó đang được trưng bày thuộc Bảo tàng Hàng không Temora ở New South Wales.